Truyền thuyết và cộng đồng Swifties

"Cái cách cô ấy sử dụng ký hiệu và hình ảnh chỉ có thể càng ngày càng phát triển tới mức độ một khi mà bạn nhìn đủ tường tận vào Thế giới Swift, bạn sẽ thấy những người hâm mộ của cô ấy thực sự đang giao tiếp bằng thứ tiếng khác với những từ viết tắt, khẩu hiệu ẩn ý hay lời bóng gió mà chỉ có họ mới hiểu được."

Emily Yahr, The Washington Post (2022)[48]

Nhiều tay viết báo cho rằng sự phô trương ầm ỹ xoay quanh sự nghiệp âm nhạc và người nổi tiếng của Swift đã trở thành một thế giới tách biệt. Họ còn gọi đó là một chủ đề "vũ trụ" âm nhạc để các Swifties phân tích suy luận. Bởi Swift nổi tiếng là người tận dụng muôn hình vạn trạng trứng phục sinh (easter egg) và "thân thiết với fan của ấy tới mức bất thường",[24][49] nên cô đã trở thành nguồn gốc của thần thoại trong văn hóa đại chúng. Trang phục, phụ kiện, cách phát âm, mã màu và các con số đã trở thành các easter egg để Swift đặt vào nhạc phẩm của cô.[50][51] Cộng đồng Swifties cũng nổi tiếng nhờ việc tung giả thuyết fan, mổ xẻ từng chút và lồng ghép nhiều yếu tố mà họ cho rằng đó là dấu hiệu hay easter egg.[52] Theo cây viết Bruce Arthur của tờ Toronto Star, "Swift được các fan theo dõi, và các fan lại là người tôn vinh dâng hiến bản chất thần thoại của cô ấy lên vị thế tầm cỡ nghệ thuật Đế quốc Đông La Mã (Byzantine), vừa phức tạp vừa hóc búa vừa tựa như Chúa Cứu thế."[53]

Glamour và The Washington Post đã gọi truyền thuyết là Vũ trụ Điện ảnh Taylor Swift.[54][55] Entertainment Weekly bảo rằng đó là Vũ trụ âm nhạc Taylor Swift, "một ngôi sao nhạc pop nổi tiếng cùng với tài năng đưa ra gợi ý phi thường, còn người hâm mộ [của cô ấy] thì biến mọi thông tin trở thành một cuộc khai quật khảo cổ trên mạng trực tuyến."[56] Phía The Guardian, Adrian Horton cho rằng "Swiftverse" là một tiểu văn hóa của truyền thông được xây dựng nên nhờ "nhiều năm gầy dựng thế giới và củng cố truyền thuyết Swiftian",[51] còn Alim Kheraj thì viết báo rằng Swift đã biến nhạc pop trở thành "một trò chơi giải đố nhiều người chơi" với sự tham gia của lực lượng fan hâm mộ, và đó cũng là chuyện mà nhiều nghệ sĩ khác cũng muốn có được và đã cố thực hiện.[57]

Cây viết tạp chí Andrew Unterberger bên Spin cho rằng biểu tượng là "những yếu tố không thể tách rời trong trải nghiệm của Taylor Swift" và là chìa khóa để hiểu các tác phẩm ca nhạc của cô.[58] Theo Caroline Mimbs Nyce bên The Atlantic, cộng đồng người hâm mộ của Swift là một cận metaverse, là "một cộng đồng ảo khổng lồ được tách ra từ một nền tảng duy nhất dựa trên thế giới xung quanh Taylor Swift, chỉ còn thiếu đúng không gian ảo 3D để tham gia nữa thôi."[59] Ở góc nhìn của Yahr, Swift là người thích lồng ghép "manh mối, gợi ý và câu đố" vào tác phẩm, các bài đăng trên mạng xã hội và các cuộc phỏng vấn của cô. Bên cạnh đó, cô là người ưa chuộng trong việc xây dựng tượng đài huyền thoại về bản thân mà người hâm mộ tin rằng có thể ẩn chứa ý nghĩa nào đó bên trong và họ sẽ cố gắng giải mã. Ví dụ như ngày phát hành, tiêu đề bài hát hoặc album hoặc một yếu tố nghệ thuật nào đó.[48] Madeline Merinuk của Today đã để ý những quả trứng phục sinh của Swift, lúc đầu chỉ đơn giản là những thông điệp ngắn ẩn trong bao bì đĩa CD phức tạp, qua nhiều thời gian thì đã trở nên sáng tạo và phức tạp hơn nhiều.[60] Các phương tiện đã gọi những bài phân tích chuyên môn là "Swiftology".[61][58] Đơn cử "chiếc khăn quàng cổ" trong lời bài hát "All Too Well" đã là một chủ đề thần thoại.[62][63][64]

Swift cũng là một ca sĩ đi đầu trong việc chọn chủ đề ra mắt và quảng bá album, hay còn gọi là "những kỷ nguyên".[65][66][67] Mỗi kỷ nguyên được đặc trưng theo gu thẩm mỹ, bảng màu, tâm trạng và phong cách thời trang.[68][69][70] Swift còn là người luôn sẵn sàng thay mới hình tượng và phong cách của bản thân xuyên suốt sự nghiệp, khiến cho Ashley Lutz đảm nhận tạp chí Fortune phải công nhận rằng hành động đó đã giúp mở rộng nhiều đối tượng hâm mộ của cô.[50] Biên tập viên cấp cao của Today tên Elena Nicolaou đã lên bài báo cho biết phần lớn Swifties đều thuộc thế hệ Millennials, và họ đã đưa văn hóa Swiftie vào các lễ cưới và những sự kiện khác của họ ở ngoài đời.[71]

Đặc điểm xã hội học

Swifties tự làm chia sẻ các vòng tay tình bạn tại The Eras Tour (2023–2024) nhờ cảm hứng từ ca khúc "You're on Your Own, Kid". Số 13 là số may mắn cũng như yêu thích nhất của Swift, đồng thời cũng thường được fan bàn tán tới.

Swifties được cho là một cộng đồng người hâm mộ trung thành với độ hoạt động sôi nổi cũng như sáng tạo cùng Swift rất cao.[72] Những người hâm mộ cuồng nhiệt ở nước ngoài như Trung Quốc sẵn sàng dịch lời bài hát của Swift và tổ chức các sự kiện quy mô lớn liên quan đến nữ ca sĩ thần tượng.[43] Hành động Swifties đón nhận nồng nhiệt album Reputation ra mắt sau vụ tranh cãi năm 2016 đã chứng tỏ một điều rằng: Không cần biết Swift đã thay đổi trong tông màu nghệ thuật cũng như công chúng nhận thức hình tượng của cô ra sao, họ vẫn giữ cam kết trung thành tuyệt đối với nữ ca sĩ thần tượng.[73] Billboard đã viết rằng, việc các album tái thu âm thành công chưa từng có chính là bằng chứng rõ ràng hơn của lòng trung thành của các Swifties đối với Swift.[74] Theo lời phát biểu của Willman, việc tái thu âm thành công đã lan truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ khác đi "vũ khí hóa người hâm mộ trong các tranh chấp kinh doanh của họ".[75] Tác giả Amanda Petrusich cho rằng lòng trung thành của Swifties vừa "mạnh mẽ vừa đáng sợ".[76] Cây viết phê bình từ trang The Guardian mang tên Rachel Aroesti cho hay, "Bạn không thể tranh cãi với lượng người hâm mộ của cô ấy được. Họ không những là những người cực kỳ cuồng tín mà lại còn đông đúc đến khó tin."[77]

Drag queen người Philippines Taylor Sheesh chuyên đóng giả Swift đã trở nên nổi tiếng là nhờ Swifties.[78]

Nhiều nguồn xuất bản đã gọi hiện tượng chủ nghĩa tiêu dùng mua sắm hoặc tham gia bất cứ thứ gì liên quan tới Swift chính là "Hiệu ứng Taylor Swift".[79][80][81] Theo các nhà khoa học kinh doanh Brendan Canavan và Claire McCamley, mối quan hệ giữa Swift và Swifties đại diện cho chủ nghĩa tiêu dùng hậu hiện đại.[82] Nhà xã hội học Brian Donovan cho rằng, "Sự điên cuồng diễn ra xoay quanh Swift trong việc tôn thờ anh hùng đầy bất chấp mặc dù có thể dễ dàng cho qua một bên. Thật vậy, các Swifties đã cho thấy sức mạnh của cộng đồng người hâm mộ trong việc tạo ra các mối liên kết xã hội còn vươn ra xa khỏi chủ nghĩa tiêu thụ."[83] Anh ca ngợi khả năng của Swift trong việc "tận dụng hiệu quả tư duy sưu tầm của cộng đồng người hâm mộ cô ấy".[84] Arthur cho biết, "Dù mọi người thích nhìn nhận Swifties là một trường hợp cực đoan nhưng về hình thức hoạt động [của nhóm fan này] thì lại giống như [nhóm fan] trong thể thao."[53]

Sự cuồng nhiệt của người hâm mộ Swift (gọi là "Swiftmania")[85] được nhiều nhà báo đơn cử như Jon Bream của Star Tribune cho là tương đồng với Beatlemania phiên bản thế kỷ 21. Bream cho rằng "Swift đã đạt được một nền văn hóa độc canh không thể tưởng tượng được: một sự chuyển đổi của hệ chủ nghĩa tư tưởng thời đại Beatlemania".[86][87] Các chương trình truyền hình và loạt phim nào mà có sự tham gia của Swift thường đạt được lượng người xem cao nhất là nhờ Swifties.[88][89] Ngoài những nghệ sĩ âm nhạc coi Swift là người có ảnh hưởng, chẳng hạn như Olivia Rodrigo, HalseyCamila Cabello, nhiều ngôi sao khác cùng tự nhận bản thân là Swifties.[90][91]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Swifties https://ew.com/article/2007/07/25/getting-know-tay... https://web.archive.org/web/20220524211942/https:/... https://web.archive.org/web/20150221160659/http://... https://web.archive.org/web/20160714142858/https:/... https://web.archive.org/web/20130523081237/http://... https://web.archive.org/web/20130807054922/http://... https://web.archive.org/web/20190925142434/https:/... https://web.archive.org/web/20210115233558/https:/... https://web.archive.org/web/20211024115006/https:/... https://web.archive.org/web/20230609075420/https:/...